Trang nhạc

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Tám nẽo đường thành

Chạy trốn đạn pháo rocket Tổng công kích- tổng nổi dậy ở Cholon-SG 1968 và em bé nạn nhân của pháo kích bừa bãi  vào trung tâm dân cư (nguồn google)

6 nhận xét:

  1. Chúng ta cần can đảm nhìn thẳng vào sự thật là đảng cs đã giày xéo đất nước

    Trả lờiXóa
  2. Khi cái bất thường trở thành bình thường

    Charlie Nguyễn

    - Những người dân miền Nam sinh trước biến cố 1975, từ thành phố đến đồng quê chắc chắn không thể phủ nhận một sự thật đau lòng - đó là sau 38 năm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản (cs), biết bao sự thay đổi, những thay đổi lột da, biến một xã hội tự do dân chủ trở thành xã hội của đe dọa và sợ hãi, và điều đau lòng nhất là những cái rất bất thường thuở xưa nay trở thành bình thường. Bình thường bởi vì nó được mọi người, một cách ý thức hay không ý thức, chấp nhận nó như những sự việc bình thường trong đời sống. Xin nêu ra vài dẫn chứng cụ thể:

    Sau 4 thập niên, tham nhũng đã không còn là tham nhũng nữa nhưng nó trở thành một thứ bổng lộc của các cán bộ trong mọi cơ quan chính phủ, và hiện giờ nó lan tràn thấm nhập vào cả giáo dục, không những thế nó xâm nhập cả vào đời sống hằng ngày của người dân.

    Trong giáo dục, ngày các thầy cô - ngày để học trò nhớ công ơn dấn thân của thầy cô cho giáo dục tuổi trẻ; ngày để các nhà giáo khơi lại lý tưởng giáo dục, đã trở thành ngày quà cáp. Bố mẹ của học sinh, ít nhiều gì cũng phải có quà biếu thầy cô. Biếu quà để tỏ lòng cám ơn là chuyện rất bình thường trong lịch sử xã hội không chỉ ở VN nhưng mọi nơi. Thế nhưng khi món quà ngày càng lớn dần, nó trở thành tệ nạn tham nhũng được hợp thức hóa. Cộng thêm vào đó là truyền thống “có đi thì có lại” của người Việt ta - nhận quà rồi, nhất là món quà khá nặng ký, chẳng lẽ lại cho con người ta điểm thấp? Một vài lần đầu còn hơi ái ngại, dần dà đưa đến chuyện mua điểm, mua chứng chỉ lên lớp, và lớn hơn nữa ở môi trường Đại học là mua bằng cấp. Các cháu học sinh bây giờ hầu như cháu nào cũng phải đi học thêm, vì không thì chẳng hiểu bài, không lên lớp được. Điều này chứng minh rằng học ở trường là vô ích nên mới phải đi học thêm mỗi ngày. Lỗi của ai không là đề tài ở đây, nhưng rõ ràng giáo dục kiểu này là một hình thức thương mại, nếu không nói là tham nhũng có tính toán.

    Trả lờiXóa
  3. Quà cáp cho nhau nơi công sở là chuyện rất bình thường ở mọi nơi nhưng ở VN thì quà cáp quá lớn - nó là hình thức tham nhũng dưới lá bài quà cáp bởi vì nếu gọi là quà, thì theo lẽ bình thường các công sở phải có nguyên tắc rõ ràng giá trị các món quà không được quá mức ấn định. Ở các nước Âu-Mỹ, mỗi ngày lễ lớn, chẳng hạn lễ Giáng Sinh, các sếp thường hay mua quà cho nhân viên, những món quà tượng trưng cho lòng biết ơn, hoặc đưa nhân viên đi ăn một bữa thịnh soạn tùy khả năng của sếp. Nhưng ở VN thì khác lắm, nhân viên phải biếu quà các sếp; và nhân viên nào muốn “đi lên” trong ghề nghiệp thì phải có quà “kha khá” thì sếp dễ “nâng đỡ” hơn. Đây là sự thật nói có sách mách có chứng. Người tài giỏi mà không biết đút lót chắc chắn sẽ không được trọng dụng - sự bất thường trở nên bình thường. Đấy là ta chưa kể đến thành tích cách mạng và hiện tượng “con ông cháu cha” - không có khả năng nhưng có thành tích cách mạng, có liên hệ lớn vẫn cứ nắm các chức vụ lớn như thường.

    Sự thật bị bóp méo dưới nhiều hình thức khác nhau ở VN. Đặc biệt trong môi trường giáo dục, sách giáo khoa các cấp hầu như thiếu trung thực, đặc biệt các môn lịch sử, văn học, chính trị và xã hội - có những dữ kiện lịch sử được dựng lên rất trang trọng như sự thật, điển hình là cuộc cách mạng tháng Tám, nhưng thực chất là một cuộc cướp chính quyền Trần Trọng Kim; có những sự thật bị dấu toàn bộ như những sự thật về Hồ Chí Minh vì mục đích biến ông ta thành ông Thánh cs; có những sự thật bị bóp méo toàn bộ như những điều đảng tuyên truyền về Tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo.

    Đảng nắm toàn bộ các cơ sở thông tin - đài truyền hình, đài radio, vài trăm tờ báo và tạp chí. Người dân hoàn toàn không có tiếng nói. Miền Bắc đã phải sống dưới sự thiếu thông tin minh bạch từ 1954 và miền Nam từ 1975. Chúng ta có thể nói là những thế hệ con cháu sanh ra sau biến cố 1975 ở miền Nam đã hoàn toàn bị cô lập về tin tức. Sự thật phũ phàng là hầu hết những gì các thế hệ trẻ này biết đều là giả tạo xảo trá, nhưng vì bị đảng bắt nhai đi nhai lại, sau nhiều thập niên sự giả trá của đảng thành sự thật. Cái rất bất thường trở thành bình thường.

    Niềm tin bị thay thế bằng sự nghi ngờ. Sau 4 thập niên liên tục được ăn bánh vẽ, niềm tin của nhân dân vào đảng không những đã cạn tàu ráo máng nhưng đã trở thành sự nghi ngờ. Rất tiếc là sự nghi ngờ không chỉ giới hạn giữa dân với đảng, nhưng đã thấm nhập đến cả mối quan hệ giữa người với người trong giao tế hằng ngày. Một điển hình cụ thể là phần đông chúng ta vẫn không dám nói lên suy nghĩ chân thành của mình về đảng cs, về những lãnh đạo sai trái của nhà nước với người khác vì ta nghi ngờ lỡ người này là công an thì sao; khi mua bán bất cứ cái gì chúng ta luôn phải dò la vì nghi ngờ đồ dổm, tiêu chuẩn vật giá và phẩm lượng hoàn toàn vô nghĩa.


    Trả lờiXóa
  4. Can đảm bị thay thế bằng sợ hãi. Sự đe dọa của đảng dưới mạng lưới lang sói công an gây nên mối sợ hãi sâu thẳm trong tiềm thức của người dân đến độ chúng ta sợ sống thật với chính những người trong gia đình. Điển hình là dù con cái chúng ta học những điều sai bét về lịch sử, văn hóa ... ở trường nhưng hầu hết chúng ta làm ngơ vì sợ nói ra, con đến trường nói linh tinh thì khổ cả nhà; chúng ta tránh cụm từ “chính trị” như tránh mìn; chúng ta không dám thể hiện quyền dân chủ của mình. Cái bất thường trở thành bình thường.

    Trên đây là vài dẫn chứng cụ thể về sự biến đổi toàn diện của xã hội VN, phải nói là sự lột da mới đúng vì nó đảo ngược toàn diện xã hội. Đây là vấn nạn to lớn nhất đàng cs tạo ra cho dân tộc VN, và chúng ta có thể thấy cái nguy hại của nó thể hiện lồ lộ trong xã hội hôm nay.

    Khi cái bất thường như tham nhũng, giả trá, gian xảo, thiếu trung thực, sợ hãi... trở thành cái bình thường - nền tảng đạo đức luân lý nhân bản bị đảo ngược; nền tảng tâm lý xã hội do đó cũng lộn ngược luôn - nó đưa con người đến tình trạng tâm lý chấp nhận buông xuôi - Tôi không làm chủ được tình thế nên tôi buông xuôi; giá trị đạo đức không còn nữa nên tôi buông xuôi ...

    Một dẫn giải cụ thể nhất là khi chúng ta làm sở hữu chủ một vật gì đó chúng ta sẽ bỏ công lau chùi, gìn giữ, bảo quản nó; không ai đi bảo quản đồ của hàng xóm cả. Đó là tâm lý rất cơ bản của con người - con người luôn muốn làm chủ. Cái tài sản cơ bản mà ai cũng muốn là căn nhà - là tổ ấm, đi đâu ở đâu dù có sang trọng mấy cũng không bằng ở nhà; ngôi nhà là cái gì thật thân thương với chúng ta. Rất tiếc là theo đảng cs, tài sản của chúng ta không phải là của chúng ta nhưng là của đảng. Chúng ta làm chủ, nhưng chỉ làm chủ tạm bợ thôi, lúc nào đảng muốn là đảng lấy - điều này được viết trong Hiến pháp hẳn hòi. Nhìn lớn hơn phạm vi tài sản của chúng ta là tài sản đất nước, là địa dư đất nước mà chúng ta đang sống cũng thuộc về đảng luôn. Theo tâm lý tự nhiên của con người như đã đề cập thì cái gì không phải của mình hơi sức đâu mà giữ. Đất nước này là của đảng, đâu phải của mình, giữ cho sạch sẽ để làm gì - một trong những nguyên nhân rác đầy đường phố? Bảo vệ lãnh thổ để làm gì - bao nhiêu người xuống đường biểu tình chống TQ?

    Khi những cái bất thường trở thành bình thường, nó đẩy đưa con người và xã hội đến tình trạng tâm lý buông xuôi; và cái tâm lý buông xuôi ấy dần dần làm con người mất luôn ý thức về chính mình và môi trường xung quanh. Hay nói như chính trị gia đảng Cộng Hòa (Mỹ) Jack Kemp: “Khi người dân không có cơ hội để vươn lên, không làm chủ tài sản thì họ sẽ rất ít, nếu không nói là không có quan tâm gì đến xã hội và đất nước nữa.”

    Trả lờiXóa
  5. Tất cả những cái rất bất thường thuở xưa nay trở thành bình thường đều nằm trong chương trình của đảng cả vì đó là phương cách để đảng cs duy trì thống trị. Đảng đã, đang và sẽ luôn tìm mọi cách để phân hóa lòng tự tin của nhân dân, phân hóa lòng tin giữa con người với nhau, và phân hóa lòng tin của dân với bất cứ tổ chức xã hội, đảng phái chính trị, hay Tôn giáo nào. Do đó đảng sẵn sàng khủng bố bất cứ ai hay tổ chức nào đe dọa ảnh hưởng của đảng. Chuyện gì sẽ đến khi một chính thể không tin vào nhân dân?

    Thomas Jefferson đã nhận định: “Chính phủ nào không đặt niềm tin nơi nhân dân sớm muộn gì cũng phải thoái hóa và bị thay thế.” Sự cáo chung của đảng là điều tất yếu, nhưng cái hậu quả đảng để lại là sự tàn phá kinh khủng mà chúng ta sẽ phải trả một giá vô cùng đắt để gột tẩy.

    Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải vực dậy niềm tin nơi chính mình, niền tin vào anh chị em quanh ta, niềm tin vào dân tộc để chúng ta cùng hét to ĐÃ QUÁ ĐỦ rồi - chúng ta cần sự thay đổi quyết liệt. Chúng ta muốn sống như những Con người dân chủ; sống như những Con người tự do; sống như những thành viên của dân tộc Việt; sống như những người làm chủ đất nước - chỉ có cuộc sống như thế mới có ý nghĩa trọn vẹn; chỉ có cuộc sống như thế mới đáng sống.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta cần can đảm nhìn thẳng vào sự thật là đảng cs đã giày xéo đất nước, phá hủy nền tảng luân lý đạo đức, chà đạp nhân phẩm con người. Đồng thời chúng ta cũng phải nhìn nhận sự thật phũ phàng là chúng ta đã quá hèn nhát suốt 4 thập niên qua.

    Chỉ có can đảm sống và trực diện với sự thật như thế chúng ta mới tìm được nguồn lực giải thoát, sức mạnh vượt qua mọi sợ hãi. Sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi gông cùm của đảng cs.

    Charlie Nguyễn

    Trả lờiXóa